Nội dung
Tất tần tật các kiến thức cơ bản về rơ le là gì???
Chắc hẳn đối với những kỹ sư điện thì khái niệm rơ le trở nên rất quen thuộc. Hiện nay, những chiếc rơ le được lắp đặt bên trong hầu hết các thiết bị điện. Rơ le được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều loại máy móc và bài toán thực tế. Vậy rơ le là gì và nguyên tắc hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản nhé.
Rơ le là gì?
Rơ le hay còn được gọi là relay, là một công tắc chạy bằng điện có chức năng kiểm soát mạch điện. Nói là công tắc bởi vì rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Khác với những loại công tắc thông thường cần con người tác động. Vậy thì rơ le được kích hoạt bằng điện.
Nếu bạn chưa biết rơ le là gì thì đây là công tắc điện có chức năng kiểm soát mạch điện
Trong sơ đồ tự động hóa, rơ le thực hiện nhiệm vụ khống chế khả năng làm việc của công tắc tơ. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, rơ le tự động cắt mạch khi cần thiết. Rơ le là thiết bị điện độc lập được ứng dụng rộng rãi. Từ làm rơ le đề xe máy đến rơ le tăng áp máy bơm nước,…. Đặc biệt là được dùng nhiều trong các nhà máy.
Tham khảo: wikipedia
Phân loại rơ le
Trên thực tế, rơ le rất đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và chức năng. Tùy thuộc vào từng cách thức để phân loại những chiếc rơ le này. Vậy có những loại relay nào trên thị trường hiện nay?
Phân loại theo nguyên lý tác động
Đây là cách phân chia rơ le phổ biến nhất trong các nhà máy. Theo nguyên lý tác động có các loại rơ le: rơ le nhiệt, rơ le điện tử, rơ le cảm ứng, rơ le cơ khí, rơ le bán dẫn,…. Trong đó ba loại rơ le đầu tiên được dùng phổ biến nhất. Hiện nay, rơle bán dẫn cũng rất được ưa chuộng bởi sở hữu nhiều ưu điểm như tác động nhanh, tiết kiệm năng lượng và hoạt động bền bỉ.
Phân loại theo công dụng
Rơ le được chia ra làm hai loại chính là rơ le bảo vệ và rơ le khống chế. Rơ le bảo vệ được thiết kế trong các dụng cụ bảo vệ và tự động hoá. Còn rơ le khống chế ứng dụng trong mạch truyền động điện.
Theo chức năng trong sơ đồ điện
Bao gồm:
- Rơ le đo lường: được mắc trong các mạch điện cần phải khống chế để theo dõi tình trạng hoạt động của mạch.
- Rơ le thời gian: có chức năng xác định thời gian tác động. Loại thiết bị này còn bao gồm nhiều loại rơ le khác, tùy thuộc vào thời gian hoạt động chẳng hạn như role thoi gian 24h.
- Rơ le tín hiệu: báo hiệu khả năng hoạt động của mạch rơ le.
- Rơ le trung gian: thực hiện chức năng đổi và nối các mạch cần thiết hoặc đóng hay cắt các thiết bị điện như công tắc tơ, aptomat,…
Phân loại theo cách mắc rơ le trong mạch bảo vệ
Theo cách mắc trong mạch điện, rơ le được chia thành 2 loại chính là:
- Rơ le sơ cấp, tức là có cuộn dây mắc trực tiếp vào trong các mạch điện cần bảo vệ. Đây là loại rơ le chỉ được lắp ở mạng điện hạ áp.
- Rơ le thứ cấp hay còn gọi là rơ le nhị thứ có cuộn dây mắc vào mạch qua các biến áp đo lường hay biến cường độ. Khác với loại rơ le nhất thứ, rơ le thứ cấp dùng được ở cả mạng hạ áp và mạng cao áp.
Phân loại theo đặc tính tham số
Có các loại rơ le dòng điện, rơ le tổng trở, rơ le điện áp hay rơ le công suất,…
Một số loại rơ le được sử dụng phổ biến
Rơ le là thiết bị điện được ứng dụng rộng rãi trong cả dân dụng và công nghiệp
Rơ le trung gian
Đây là một khí cụ điện đóng vai trò như là trung tâm điều khiển các thiết bị khác (công tắc tơ, rơ le thời gian,…). Cấu tạo của rơ le trung gian bao gồm 2 phần chính là cuộn hút hay còn gọi là nam châm điện và hệ thống mạch tiếp điểm. Với các ưu điểm vượt trội, sở hữu thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt thay thế mà rơ le được tích hợp rộng rãi trong các bảng mạch điện dân dụng cũng như trong công nghiệp.
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn rơ le trung gian phù hợp nhất. Chẳng hạn như chọn mua theo mức điện áp hoạt động là 5V, rơ le 12V, 24V. Trong môi trường công nghiệp thì loại role trung gian 220v là sự lựa chọn hoàn hảo cho khả năng điều khiển mạch tốt.
Các rơ le trung gian thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, điều khiển các thiết bị điện khác
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng loại rơ le có số chân tiếp điểm thích hợp với mạch. Người ta thường quy chuẩn số tiếp điểm thành số chân bao gồm rơ le trung gian 14 chân, rơ le trung gian 8 chân,… Thế nên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn được loại rơ le trung gian phù hợp nhé.
Rơ le thời gian
Cũng giống rơ le trung gian, chức năng chính của rơ le thời gian là điều khiển trung gian giữa các thiết bị điện nhưng theo một thời gian định trước. Cấu tạo bao gồm mạch từ của nam châm, hệ thống tiếp điểm với khả năng chịu dòng điện nhỏ dưới 5A, bộ định thời gian điện tử. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà khi lắp ráp hệ thống có hai loại rơ le thời gian: rơ le ON DELAY và rơle OFF DELAY.
Dòng sản phẩm rơ le thời gian 24h sở hữu cấu tạo vô cùng đơn giản
Vậy sự khác nhau giữa hai loại rơ le thời gian là gì? Cả hai đều hoạt động dựa trên các tiếp điểm để tuần hoàn nguồn điện giúp sử dụng liên tục. Nhưng với rơ le OFF DELAY, khi nguồn dây được cấp điện, các tiếp điểm được tác động và hoạt động ngay.
Khi ngừng cấp điện thì rơ le trở về trạng thái ban đầu. Còn rơ le ON DELAY hoạt động ngược lại. Khi cuộn dây được cấp điện, cavd tiếp điểm không thay đổi, sau một thời gian mới duy trì trạng thái chuyển đổi.
Bên cạnh hai loại rơ le thời gian chính đó còn có relay thời gian cơ, rơ le thời gian điện tử, rơ le 24h và role thoi gian 220v.
Rơ le nhiệt
Với chức năng bảo vệ mạch điện, đóng cắt các tiếp điểm khi dòng điện quá tải sinh ra điện. Rơ le nhiệt được ứng dụng nhiều trong hệ thống điện công nghiệp đến dân dụng. Loại rơ le này không tác động tức thời theo giá trị dòng điện mà cần thời gian phát nóng. Thế nên, để rơ le nhiệt hoạt động chỉ chờ vài giây đến vài phút. Và để bảo vệ ngắn mạch hiệu quả hơn, người ta thường lắp thêm cầu chì.
Hiện nay, rơ le nhiệt thường được ứng dụng phổ biến trong dòng điện xoay chiều công suất 500V với tần số 50Hz. Trên thị trường phân phối rất nhiều loại rơ le nhiệt. Và tùy thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn rơ le theo kết cấu kín hoặc hở, rơ le nhiệt 1 pha. Dựa vào phương thức đốt nóng mà có rơ le nóng trực tiếp, rơ le nóng gián tiếp và rơ le hỗn hợp. Đặc biệt, loại role nhiet 3 pha rất được ưa chuộng bởi có tính nhiệt ổn định, phù hợp để làm bội số khi điện quá tải. Do đó đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện và người sử dụng.
Cần phải biết cách đấu rơ le nhiệt để cho hoạt động tối ưu nhất
Đặc tính của rơ le nhiệt là hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt của dòng điện. Thế nên, để đảm bảo sử dụng thiết bị lâu dài và đúng kỹ thuật, bạn cần phải biết cách đấu rơ le nhiệt. Hơn nữa, khi chọn mua rơ le thì cần chọn đúng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu, với công tắc tơ.
Rơ le dòng điện
Đây là loại rơ le có tác dụng bảo vệ quá tải và ngắn mạch hiệu quả. Nguyên lý hoạt động của rơ le vô cùng đơn giản. Khi dòng điện có trị số quá lớn tác động đến rơ le thì lực hút nam châm trong rơ le sẽ thắng lực cản của lò xo làm mở các tiếp điểm. Từ đó ngắt mạch điều khiển qua công tắc tơ và đóng ngắt thiết bị trên mạch.
Rơ le điện áp
Rơ le điện áp được ứng dụng trong các nhà máy để ngăn mạch điện sụt áp
Rơ le điện áp cũng là một thiết bị được sử dụng phổ biến để bảo vệ tình trạng sụt áp của mạch điện. Cấu tạo của rơ le gồm một cuộn dây hút được quấn bằng nhiều dây nhỏ và được mắc song song với mạch điện. Khi điện áp duy trì ở mức bình thường thì rơ le tác động và làm nóng tiếp điểm. Khi hệ số công suất sụt thấp hơn mức quy định thì lực lò xo sẽ thắng lực hút nam châm dẫn đến mở tiếp điểm.
Tìm hiểu về nguyên tắc hoạt động của rơ le
Bạn thắc mắc không biết nguyên tắc hoạt động của rơ le là gì? Làm thế nào để rơ le thực hiện chức năng đóng ngắt mạch để bảo vệ thiết bị điện?
Khi có dòng điện chạy qua bên trong bên trong rơ le sẽ tạo ra một từ trường hút. Từ trường này tác động một lực đòn bẩy bên trong giúp đóng hoặc mở tiếp điểm điện. Từ đó thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm thay đổi phụ thuộc vào thiết kế của từng loại.
Sơ đồ miêu tả nguyên lý hoạt động của các loại rơ le nói chung
Như đã biết, rơ le có 2 mạch hoạt động độc lập với nhau. Một mạch có chức năng điều khiển cuộn dây rơ le ở trạng thái ON hoặc OFF cho dòng điện chạy qua hay không. Mạch còn lại có nhiệm vụ điều khiển dòng điện cần kiểm soát. Đối với rơ le, dòng điện chạy qua cuộn dây thường chỉ khoảng 30mA đến 100mA, điện áp 12V. Bởi hầu hết các con chip đều không có khả năng cung cấp dòng điện này nên cần có thêm BJT để khuếch đại dòng điện. Như vậy, có thể nói cách rơ le hoạt động rất đơn giản và dễ hiểu.
Bài viết này đã cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về rơ le là gì. Rơ le hoạt động như thế nào và có những loại rơ le nào? Với chức năng bảo vệ mạch điện, đây là bộ phận không thể thiếu trong hầu hết các thiết bị điện. Hy vọng rằng qua đó, bạn sẽ lựa chọn được cho riêng mình một sản phẩm thích hợp nhất nhé.
Tổng hợp: webdien.vn
Xem thêm: thiết bị điện điện