Với cuộc sống ngày càng hiện đại như bây giờ, hệ thống cơ sở hạ tầng càng được chú trọng. Những tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm. Thế nhưng để xây dựng được một tòa nhà đẹp từ trong ra ngoài, từ thiết kế không gian nội thất đến hoạt động. Cậy thì không thể bỏ qua hệ thống M&E. Vậy M&E là gì? Hãy cùng webdien.vn tìm hiểu nhé.
Nội dung
Khái niệm về M&E là gì
M&e thường được biết mọi người biết đến là ngành cơ khí và điện. Tuy nhiên, không ít người thắc mắc không biết M&E là viết tắt của từ gì. M&e được viết tắt từ Mechanical and Electrical, hiểu đơn giản là cơ khí và điện. M&e là một bộ phận khá quan trọng, chiếm khoảng 30 đến 60% khối lượng để hoàn thành một công trình.
M&E là viết tắt của từ gì
M&E là viết tắt của từ gì?
Trả lời
M&E là viết tắt của từ Mechanical and Electrical (cơ khí và điện), người ta hay viết tắt là ngành kỹ sư cơ điện
Hệ thống M&E bao gồm những hạng mục nào?
Chắc hẳn khi đã biết được khái niệm và M&E viết tắt của từ gì, bạn cũng sẽ thắc mắc không biết làm thế nào để thi công M&E cho một dự án. Đó chính là nhờ vào hệ thống M&E. Vậy hệ thống M&E là gì?
Hệ thống bao gồm 4 hạng mục chính.
- Hệ thống thông gió và điều hoà không khí (tiếng Anh là Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC).
- Hệ thống cấp thoát nước và dọn dẹp vệ sinh (Plumbing and Sanitary, hay còn được gọi là P&S).
- Hệ thống điện (Electrical)
- Hệ thống thiết bị báo cháy và chữa cháy (Fire alarm and Fire fighting).
Mỗi hạng mục thực hiện một vai trò khác nhau nhưng luôn hỗ trợ cho nhau để cho ra một dự án hoàn thiện. Chính vì vậy, có thể nói hệ thống M&E đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong một dự án. Nếu không có bản vẽ M&E thì công trình chỉ hoàn thành được phần thô. Tuy phân loại như vậy nhưng thực chất hệ thống M&E bao gồm 2 phần lớn.
- Phần Mechanical: chiếm khối lượng lớn trong một dự án, bao gồm hạng mục HVAC, P&S và Phòng cháy, chữa cháy.
- Phần Electrical: Như tên gọi thì sẽ bao gồm các hạng mục liên quan đến phần điện như phân phối và cung cấp điện, điều khiển (control system) và điện nhẹ (extra-low voltage). Đây là một bộ phận rất quan trọng trong việc thiết kế M&E. Tuỳ thuộc vào từng dự án mà có thể chiếm 30-50% khối lượng hoặc lên đến 70-80%.
Tìm hiểu về phần điện trong hệ thống M&E
Riêng về phần điện, chúng ta lại phân chia thành hai loại chính là điện nặng và điện nhẹ.
Điện nặng
Chỉ cần nghe tên thôi, chắc hẳn bạn cũng hình dung được vai trò của thành phần này trong bản vẽ biện pháp thi công M&E. Đây chính là nguồn điện tổng cung cấp cho toàn bộ công trình. Bao gồm:
- Hệ thống cấp nguồn chính: hay còn gọi là main power supply, chứa các tủ trung thế, đường dây, máy biến áp cũng như các tủ đóng cắt chính và hệ thống tự động điều chỉnh điện áp, rơ le trung gian.
- Hệ thống tủ điện phân phối (Submain power supply): có tác dụng cấp điện cho sản xuất, chiếu sáng,…
- Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt
- Hệ thống ổ cắm (Socket outlet) được phân bố khắp mọi nơi trong công trình
- Hệ thống ánh sáng sự cố: Bao gồm đèn exit và đèn emergency chiếu sáng trong những trường hợp có cháy, phát hiện hỏa hoạn,…
- Hệ thống chống sét (Lightning protection system) bao gồm các kim thu sét và cọc tiếp địa giúp ngăn chặn sét.
Điện nhẹ
Thường được gọi tắt là ELV (Extra low voltage system). Hệ thống điện này tuy có giá trị nhỏ khoảng 10 – 20% trong giá trị dự án nhưng lại quyết định chất lượng của công trình. Thế nên, các nhà thầu M&E luôn chú trọng đến phần này. Bởi bản chất đây là hệ thống công nghệ cao, được phát triển để mang lại tiện nghi và lợi ích cho người sử dụng. Điện nhẹ bao gồm: hệ thống mạng và Internet, hệ thống điện thoại, camera an ninh giám sát, hệ thống liên lạc công cộng (public address system).
Tìm hiểu về nghề kỹ sư M&E là gì
Với những thông tin về M&E nghĩa là gì và sự cần thiết của M&E đó, chắc hẳn bạn cũng nhận thấy một cơ hội tốt khi theo đuổi con đường kỹ sư M&E. Vậy kỹ sư M&E là gì và công việc chuyên môn là làm những gì?
Kỹ sư M&E là như thế nào?
Kỹ sư M&E là một tên gọi chung cho tất cả những người đang làm việc trong các hạng mục cơ điện. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một kỹ sư bắt buộc phải thành thạo cả 2 phần M và E. Như đã biết, mỗi phần Cơ và Điện đều còn phân chia ra những hạng mục nhỏ khác. Mỗi hạng mục sẽ được đảm nhận bởi một kỹ sư chuyên nghiệp riêng.
Trên thực tế, người ta hay gọi chung là kỹ sư M&E bởi công việc mà họ đảm trách thường sẽ liên quan đến các bộ phận khác. Không thể nói rằng, một kỹ sư HVAC chỉ quan tâm đến máy lạnh, hệ thống thông gió và kỹ sư điện thì chỉ biết cách lắp đặt mạch điện.
Một kỹ sư chuyên nghiệp tùy chỉ chuyên về cơ hoặc điện nhưng các kiến thức chuyên ngành họ đều nắm tốt. Chính vì thế, chắc hẳn khi tuyển kỹ sư M&E, công ty nào cũng muốn một nhân viên toàn diện.
Kỹ sư M&E làm gì?
Bạn thắc mắc không biết kỹ sư M&E sẽ thường làm những gì? Đây là bảng mô tả chi tiết công việc giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của ngành nghề này. Từ đó biết được mình phải làm gì khi chính thức bước chân vào công việc này.
- Đi khảo sát công trình và lập ra bản vẽ thiết kế hệ thống M&E cho dự án. Một tài liệu thiết kế M&E tốt phải đảm bảo các yêu cầu tối ưu về công nghệ, phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, kết cấu.
- Làm việc chung với nhóm kiến trúc sư, phối hợp với danh sách các nhà thầu M&E, bộ phận giám sát,… để chốt phương án thi công cuối cùng.
- Lên kế hoạch bản vẽ, tổ chức thi công, lắp đặt hệ thống M&E một cách hợp lý đúng với nguồn kinh phí cũng như tiến độ mà chủ đầu tư mong muốn.
- Lập bảng thống kê chi tiết quá trình làm việc, khối lượng công trình đang tiến hành.
- Nếu trong vai trò người quản lý thì công việc giám sát M&E là gì. Các kỹ sư có nhiệm vụ phân công công việc, hướng dẫn và theo dõi quá trình thi công một cách chặt chẽ. Ngoài ra cần phải kiểm soát chất lượng công trình dựa theo những tiêu chuẩn đã thống nhất để đảm bảo dự án theo đúng thiết kế, tiến độ.
- Khi có vấn đề nào đó phát sinh trong quá trình thiết kế thì cần đưa ra phương án xử lý kịp thời. Phối hợp với những bộ phận khác trong quá trình nghiệm thu công trình và sửa lại đúng yêu cầu của chủ đầu tư.
- Kiểm tra kỹ chất lượng của công trình, hạng mục cơ điện được giao trước khi gửi hồ sơ nghiệm thu M&E cho các nhà thầu.
Những yếu tố cần thiết để trở thành một kỹ sư M&E chuyên nghiệp
Với sự phát triển của ngành xây dựng và bất động sản như hiện nay, có thể nói nghề kỹ sư M&E rất có tiềm năng phát triển. Về cơ bản, bạn cần phải trang bị những kỹ năng sau để đảm bảo tiến hành công việc hiệu quả và đạt thành công trong nghề.
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Trong bất cứ công việc nào, nếu muốn giỏi thì phải nắm vững lý thuyết. Và trong ngành nghề M&E cũng vậy. Nếu muốn trở thành một kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp thì bạn cần phải trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn. Bạn phải biết được các bộ tiêu chuẩn về bản vẽ M&E là gì, thiết kế sao cho tối ưu. Trên thị trường hiện nay, mỗi công ty thiết kế lại dùng những chuẩn hệ thống khác nhau.
Kinh nghiệm thực tế
Đây cũng là một hành trang tốt giúp bạn bớt bỡ ngỡ hơn khi bước vào môi trường làm việc chính thức. Bạn nên dành từ 3 – 6 tháng để học việc để tránh không biết gì trong thực tế. Những kỹ sư M&E thường phải tiếp xúc nhiều với công trường. Và đó là cơ hội giúp bạn học hỏi kinh nghiệm tốt nhất.
Biết thêm những kiến thức cơ bản khác
Trên thực tế, mỗi công ty sẽ có những mảng kỹ sư chuyên môn về một hạng mục khác nhau. Từ kỹ sư HVAC, kỹ sư thiết kế điện, kỹ sư cấp thoát nước và phòng cháy, chữa cháy,… Chính vì vậy, khi học thiết kế M&E, bạn nên nắm thêm các kiến thức cơ bản khác trong cùng hệ thống cơ điện. Nếu không, bạn chỉ biết vẽ lên hạng mục của mình mà không chú ý đến việc có đồng bộ hay va chạm với những hạng mục khác không. Thì những bản vẽ của bạn sẽ bị lủng hoặc có phần đơn điệu.
Kỹ năng đọc bản vẽ
Để thiết kế tốt, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải biết cách đọc thiết kế bản vẽ. Đây cũng là yêu cầu chung đối với bất cứ kỹ sư nào. Nếu muốn trở thành kỹ sư chuyên nghiệp, bạn phải đọc được các bản vẽ của người khác. Bạn có thể truy cập vào các diễn đàn M&E để hiểu mọi người đang vẽ gì, ghi nhớ và học hỏi kinh nghiệm Có vậy vốn kiến thức cũng như kỹ năng mới được nâng cao.
Kỹ năng làm việc nhóm
Đây là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong mọi công việc, tạo nên sự đoàn kết và giúp bạn tiến xa hơn. Kỹ sư thiết kế M&E không đòi hỏi quá nhiều sự sáng tạo, nghệ thuật mà đòi hỏi chính xác, đúng kỹ thuật. Bạn có thể làm việc chung với nhóm để thử vẽ shop drawing M&E và rèn tính kỷ luật, nguyên tắc làm việc và sự cẩn trọng mà nhóm đề ra.
Trên đây là những kiến thức về M&E là gì mà bài viết này muốn chia sẻ. Hy vọng rằng thông tin đó sẽ giúp ích cho những bạn muốn theo đuổi công việc kỹ sư thiết kế M&E. Đây là một công việc tuy khó, thách thức nhưng vô cùng thú vị và trang bị những chuyên môn, kỹ năng cần thiết
Xem thêm: thiết bị điện điện